Mỗi dịp Tết Nguyên Đán, trên mâm cỗ truyền thống ta sẽ thấy ngoài các món quen thuộc như bánh chưng, bánh tét và thịt kho thì không thể thiếu món củ kiệu chua ngọt trắng thơm, giòn rụm. Không những làm được nhiều món ăn ngon mà trong thành phần củ kiệu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong bài viết này, tamsublog.edu.vn Blog sẽ chia sẻ đến bạn 7 tác dụng của loại củ này cùng hướng dẫn bạn cách làm kiệu muối và phân biệt với củ hành nhé!
Bạn đang đọc: 7 Tác dụng của củ kiệu với sức khỏe, cách làm kiệu chua ngọt
Kích thích hệ tiêu hóa
Khi được lên men củ kiệu sẽ tạo ra nhiều lợi khuẩn có ích cho đường ruột. Bên cạnh việc chứa các hợp chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và giúp kích thích hệ tiêu hóa củ kiệu còn hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột như táo bón, tiêu chảy và giảm các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, khó tiêu.
Tốt cho hệ tuần hoàn
Củ kiệu là một loại thực phẩm có lợi cho tim mạch và hệ tuần hoàn nhờ chứa quercetin – một hợp chất có khả năng ngăn chặn sự hình thành của các mảng bám trong mạch máu giúp giảm đến 60% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhờ vậy, củ kiệu trở thành một trong vị thuốc quý tốt cho sức khỏe và góp phần phòng tránh đột quỵ.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết nấu bún mọc gia truyền chuẩn vị theo từng vùng miền
Ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư
Củ kiệu là một trong những loại thực phẩm có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư như phổi và dạ dày nhờ chứa các chất chống oxy hóa. Trong đó có laxogenin, một hoạt chất có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư và các gốc tự do gây hại, ngăn chặn sự phát triển của ung thư.
Cách làm củ kiệu truyền thống chua ngọt
Sau đây tamsublog.edu.vn Blog sẽ tiếp tục hướng dẫn đến bạn cách làm củ kiệu truyền thống chua ngọt, giòn rụm thơm ngon đơn giản tại nhà để bạn có thêm món ngon thưởng thức cùng gia đình dịp Tết nhé!
Nguyên liệu
- Củ kiệu tươi
- Phèn chua (hoặc vôi)
- Tro bếp
- Đường
- Muối
Cách làm củ kiệu chua ngọt
Bước 1: Củ kiệu được rửa sơ qua nước và ngâm trong nước tro bếp khoảng 12 tiếng. Sau khi ngâm xong, bạn rửa lại với nước sạch và dùng dao cắt bớt phần rễ và đuôi của củ kiệu.
Bước 2: Tiếp tục ngâm kiệu trong một thau nước phèn chua để kiệu được trắng hơn.
Bước 3: Vớt kiệu đã ngâm phèn ra rửa sạch và đem phơi dưới nắng nhẹ để kiệu ráo nước. Khi kiệu phơi xong, bạn dùng dao cắt bỏ các phần rễ hoặc lớp vỏ mỏng còn sót lại của củ kiệu rồi bắt đầu chuẩn bị gia vị ướp kiệu.
Bước 4: Cho đường và ít muối vào ướp chung với củ kiệu, bạn có thể gia giảm liều lượng để phù hợp với khẩu vị. Một mẹo để kiệu sau khi muối có vị chua nhẹ và thơm ngon hơn là lúc ướp bạn nên cho thêm một ít giấm vào.
Bước 5: Chuẩn bị hũ thuỷ tinh được làm sạch và xếp củ kiệu đã được ướp đường vào, đậy nắp và bảo quản nơi thoáng mát. Sau 7 – 10 ngày là dùng được nhé!
Mua ngay hũ thủy tinh muối kiệu chất lượng, giá tốt, giao nhanh, nhiều ưu đãi hấp dẫn tại
>>>>>Xem thêm: TOP Các món ăn vặt dễ làm cho học sinh phổ biến nhất hiện nay
Một số câu hỏi về củ kiệu
- Củ kiệu làm món gì ngon?
Củ kiệu được dùng để chế biến rất nhiều món ngon như:
– Củ kiệu xào thịt bò
– Tôm khô củ kiệu
– Gỏi củ kiệu ngâm
– Củ kiệu xào lòng heo
– Cá diêu hồng cuộn củ kiệu
– Ếch xào củ kiệu - Những người không nên ăn củ kiệu?
Đối với những người đang gặp các vấn đề về đường tiêu hoá, khí hư, ra mồ hôi nhiều, nóng gan, cao huyết áp,… nên hạn chế ăn củ kiệu vì sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
- Mang thai ăn củ kiệu được không?
Các chuyên gia khuyên rằng bà bầu không nên ăn củ kiệu muối hay các món ăn từ củ kiệu không được nấu chín vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Trên đây là những thông tin chi tiết về 7 tác dụng của củ kiệu đối với sức khỏe cũng như cách làm kiệu muối chua ngọt thơm ngon, trắng giòn đơn giản tại nhà. Nếu bạn quan tâm đến những nguyên liệu để làm kiệu thì đừng quên ghé thăm sàn thương mại uy tin tamsublog.edu.vn để mua sắm những sản phẩm tươi ngon và các thiết bị gia dụng, điện tử phục vụ gia đình chất lượng với giá cực kỳ ưu đãi nhé!