Ngoài các món mì như mì cay, mì quảng, mì trộn,… thì mì vịt tiềm là món ngon nổi tiếng có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng xuất hiện rất phổ biến và được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam. Thành phẩm món ăn hấp dẫn người thưởng thức bởi phần thịt mềm, ngọt, nước dùng đậm đà, lẫn hương vị đặc trưng của các vị thảo mộc thiên nhiên. Trong bài viết dưới đây, tamsublog.edu.vn Blog sẽ hướng dẫn chi tiết công thức cách nấu mì vịt tiềm siêu đơn giản, chuẩn vị người Hoa và đảm bảo giữ được trọn vẹn các chất dinh dưỡng, cùng tham khảo ngay.
Bạn đang đọc: Cách nấu mì vịt tiềm ngon ngất ngây, chuẩn vị người Hoa cực đơn giản
Cách nấu mì vịt tiềm ngon, chuẩn vị người Hoa tại nhà
Dưới đây là hướng dẫn công thức cách nấu mì vịt tiềm ngon, đậm đà, chuẩn vị người Hoa, cùng tham khảo và bắt tay chế biến ngay:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu các thảo mộc
- Gừng: Cạo bỏ phần vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn cùng với 5gr muối, sau đó trộn hỗn hợp với 20ml rượu trắng.
- Nấm đông cô: Ngâm nở nấm, rửa sạch lại với nước và để ráo.
- Trần bì: Ngâm mềm, lọc bỏ phần trắng sau đó cắt nhỏ.
- Quả la hán: Lau sạch phần vỏ và bóp nát.
- Quế, thảo quả, tai vị, đinh hương, hoa tiêu: Rửa sạch với nước, để ráo, sau đó rang thơm.
- Hành tím: Bỏ phần vỏ, rửa sạch và để nguyên củ.
- Riềng: Gọt bỏ vỏ, rửa sạch và cắt lát.
- Sả: Rửa sạch, cắt khúc, rồi đập dập.
Sau khi đã sơ chế các nguyên liệu, bạn đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, đợi dầu nóng thì đổ hết phần riềng, sả, hành tím vào chiên vàng đều, sau đó vớt ra (nên cho nhiều dầu để tận dụng chiên vịt).
Bước 2: Sơ chế xương heo và hầm nước dùng
Bạn rửa sạch xương heo với nước muối pha loãng, sau đó xả sạch lại với nước, đem đi chần trong nồi nước sôi 2 – 3 phút, rồi vớt ra, rửa sạch lần nữa. Bước tiếp theo là cho nguyên liệu vào nồi nước lạnh (khoảng 6 lít), hầm trên bếp để làm nước dùng. Sau khi hầm được 90 phút, bạn cho tất cả phần sả, riềng, hành tím đã chiên vàng vào, tiếp tục đun thêm 30 phút nữa.
Bước 3: Sơ chế và ướp vịt
Bạn rửa thịt vịt (hoặc ngan) bằng rượu trắng và nước muối để loại bỏ mùi hôi, sau đó cho vào một cái tô. Bước tiếp theo là chuẩn bị hỗn hợp ướp thịt gồm 1 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê bột tỏi, 2 thìa cà phê bột ớt Hàn Quốc, 1 thìa cà phê dầu mè, 2 thìa canh nước tương, hành tím và gừng cắt lát, trộn đều. Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ, bạn rưới phần nước sốt lên thịt vịt, xoa đều và ướp trong vòng 5 tiếng cho thịt thấm gia vị.
Bước 4: Chiên vàng thịt vịt
Bạn tận dụng chảo dầu đã chiên sả, riềng, hành tím ở bước 1 để tiếp tục chiên vịt. Khi dầu nóng, bạn thả thịt vịt vào chiên, nên chiên phần có da trước sau đó đến phần còn lại. Đến khi thịt đã vàng giòn các mặt, bạn vớt ra, tiếp tục đặt một nồi nước lên bếp, nấu sôi, rồi cho thịt vào chần khoảng 5 phút.
Bước 5: Nấu nước dùng vịt tiềm
Khi xương heo đã được hầm đủ thời gian, bạn cho lần lượt phần quế, hoa hồi, thảo quả đã rang thơm, táo đỏ, nấm đông cô, củ sen vào nồi nước. Bước tiếp theo là cho thịt vịt vào, nêm thêm 1 thìa cà phê bột ngọt và tiếp tục hầm trong vòng 30 phút.
Tham khảo ngay một số sản phẩm với giá ưu đãi tại
Bước 6: Sơ chế mì và rau cải
Bạn trụng mì trứng với nước sôi đến khi chín thì vớt ra, sau đó tiếp tục cho cải thìa vào luộc.
Tìm hiểu thêm: Cách làm thịt rang cháy cạnh ngon đậm đà, cực hao cơm tại nhà
Bước 7: Hoàn thành
Bạn cho lần lượt mì trứng, cải thìa, thịt vịt (ngan) vào tô và rưới nước dùng lên là hoàn thành.
Bước 8: Thành phẩm
Với công thức cách nấu mì vịt tiềm như trên, thành phẩm sau khi chế biến thường có hương vị đậm đà, nước dùng ngọt thanh từ các loại nguyên liệu. Phần thịt mềm, ngọt, lẫn mùi quế, hồi, thảo quả. Món ăn vừa ngon, vừa bổ dưỡng nhưng không hề bị ngấy khi thưởng thức.
Thưởng thức món mì vịt tiềm siêu thơm ngon
Món mì vịt tiềm rất thích hợp để thưởng thức vào những ngày trời mưa se se lạnh. Sợi mì dai dai cùng thịt ngọt, mềm và nước dùng cực đậm đà. Để thêm kích thích vị giác, bạn có thể ăn kèm món này với nước tương và đu đủ ngâm chua.
Một số lưu ý để nấu mì vịt tiềm ngon đơn giản tại nhà
Để chế biến món mì vịt tiềm ngon chuẩn vị người Hoa, bạn nên cân nhắc một số lưu ý quan trọng dưới đây:
- Để khử mùi hôi của thịt vịt, bạn có thể ướp thịt cùng hỗn hợp gừng, muối, rượu.
- Với phần đùi vịt, trong quá trình sơ chế, bạn nên làm sạch mỡ để hạn chế mùi hôi.
- Có thể gia giảm độ đậm nhạt cả nước dùng bằng cách nêm thêm thục địa.
- Nên chiên thịt vịt trên lửa lớn, nhiệt độ thích hợp nhất của dầu là 160 độ C.
- Sau khi chiên thịt vịt, bạn nên chần sơ qua nước sôi để loại bỏ bớt dầu mỡ, tránh thành phẩm bị ngấy khi thưởng thức.
- Không nên cho quế, hồi, thảo quả, táo đỏ,… vào hầm quá sớm vì dễ làm mất mùi vị tự nhiên vốn có của nguyên liệu.
- Khi hầm xương để lấy nước dùng cho món ăn, bạn nên vớt bọt thường xuyên để tránh nước bị tối màu, không trong.
>>>>>Xem thêm: Cách nấu xôi gấc bằng nồi cơm điện, dẻo, ngon, lên màu đẹp
Trên đây là tổng hợp công thức cách nấu mì vịt tiềm thơm ngon tại nhà, chuẩn vị người Hoa. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn cập nhật thêm nhiều kinh nghiệm chế biến hữu ích để bắt tay làm món ngon chiêu đãi cả gia đình. Nếu quý khách hàng có nhu cầu mua sắm đồ gia dụng nhà bếp, gia vị, nguyên liệu nấu ăn,… đừng quên ghé tamsublog.edu.vn để lựa chọn với vô vàn ưu đãi hấp dẫn.