Nhắc đến mùa đông Hà Nội, chúng ta khó có thể quên được hương vị ấm nóng, thơm phức và cực kỳ lôi cuốn từ món bánh đúc. Ngày nay, bánh đúc đã dần xuất hiện ở nhiều nơi trên mọi miền đất nước, hương vị ở mỗi miền là có sự biến tấu khác nhau, tạo nên sự đa dạng hấp dẫn cho món ăn. Trong bài viết này, hãy cùng tamsublog.edu.vn Blog tìm hiểu chi tiết hơn về món ăn truyền thống này nhé!
Bạn đang đọc: Bánh đúc: Bí quyết mang tới hương vị truyền thống ăn vào là mê
Nguyên liệu nấu món bánh đúc
Thay vì thưởng thức bánh ngoài hàng, tại sao bạn không thử “trổ tài” vào bếp với món ăn này cho cả gia đình cùng nhâm nhi. Cùng tham khảo ngay nguyên liệu cần chuẩn bị nhé!
- Bột gạo: 200 gram
- Bột năng: 200 gram
- Bột nếp: 50 gram
- Nấm mèo: 20 gram
- Nấm hương: 20 gram
- Thịt heo băm nhỏ: 200 gram
- Một số nguyên liệu khác: Rau mùi, hành tím, tỏi ớt băm sẵn.
- Gia vị: Giấm, nước mắm, dầu ăn, tiêu, muối, đường.
Định lượng nguyên liệu này sẽ phù hợp với gia đình 3 – 4 người, bạn có thể gia giảm hoặc tăng thêm tùy theo nhu cầu. Đồng thời, để có được một mẻ bánh ngon nhất, bạn cũng cần lưu ý đến một số điểm quan trọng như sau khi chọn mua nguyên liệu:
- Nên mua thịt tươi, nóng nguyên miếng và tự xay nhỏ, không nên mua thịt đã được xay sẵn.
- Ưu tiên chọn nấm mèo có màu hổ phách đậm, mặt dưới nấm là màu cà phê sữa, cánh dày và tai to.
- Chọn nấm đông cô nâu sáng, không có mùi lạ hay các vết mốc trên nấm.
- Nên chọn mua nguyên liệu từ những cơ sở uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hướng dẫn chế biến bánh đúc
Và bây giờ, cùng vào bếp và làm món bánh quê nhà ngon trứ danh thôi nào!
Cách làm bánh đúc mặn
Công đoạn 1: Chế biến thịt heo
- Bước 1: Ngâm nấm hương và nấm mèo trong nước muối khoảng 30 phút, sau đó bỏ đi phần chân nấm và cắt nhỏ.
- Bước 2: Phi thơm hành tím đã được băm nhuyễn trên bếp. Khi thấy hành đã chuyển sang màu vàng và giòn, bạn vớt ½ phần hành và cho ra dĩa, tiếp tục cho thêm thịt heo và nấm vào chảo hành. Sau đó đảo đều cho đến khi thịt tái, săn lại.
- Bước 3: Nêm khoảng 1 muỗi cà phê tiêu, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê muối (có thể gia giảm) vào chảo và đảo đến khi thịt với nấm chín hẳn rồi tắt bếp.
Công đoạn 2: Làm bánh
- Bước 1: Trộn hỗn hợp gồm 1L nước, 200 gram bột gạo, 200 gram bột năng và 50 gram bột nếp và khuấy đều để bột tan và hòa quyện vào nhau.
- Bước 2: Cho hỗn hợp lên bếp, bật lửa vừa và bắt đầu khuấy liên tục. Khi bột đã dẻo, mịn và đặc quánh lại, bạn cho thêm 1 muỗng dầu ăn rồi tiếp tục khuấy trong khoảng 1 – 2 phút và tắt bếp.
Công đoạn 3: Làm nước mắm
Bạn có thể pha nước mắm theo tỉ lệ như sau:
1 muỗng canh đường – 1 muỗng canh nước mắm – 1 muỗng canh giấm – 2 muỗng canh nước ấm – một ít tỏi ớt băm nhuyễn (gia giảm tùy theo mức độ ăn cay).
Tiếp đó, bạn chỉ cần lấy bánh ra dĩa, cho phần nhân thịt, chan nước mắm lên trên là đã có ngay một dĩa bánh ngon, mịn và dẻo cực chuẩn vị.
Cách làm bánh đúc ngọt
Với món bánh đúc ngọt, phần chuẩn bị nguyên liệu sẽ có nhiều điểm khác biệt so với bánh mặn, cụ thể là:
Nguyên liệu:
Tham khảo ngay một số sản phẩm với giá ưu đãi tại
- Bột gạo: 80 gram
- Bột năng: 120 gram
- Nước cốt dừa: 300 ml
- Đường thốt nốt: 250 gram
- Gừng lát: 10 gram
- Nguyên liệu khác: Một ít tinh bột bắp, lá dứa, mè rang sẵn, đường và muối.
Cách làm:
Công đoạn 1: Làm nước cốt lá dứa
- Rửa sạch lá dứa và để ráo nước. Sau đó, chia lá dứa ra thành 3 phần, ⅔ dùng để cắt ra từng khúc nhỏ, ⅓ dùng để nấu nước đường.
- Xay nhuyễn ⅔ số lá dứa vừa chia với khoảng 150 ml nước rồi lọc lại qua rây để lấy riêng phần nước cốt.
Tìm hiểu thêm: Lợi ích sức khỏe, các loại rong biển ngon, giá bán
Công đoạn 2: Làm bột
- Trộn hỗn hợp gồm 150ml nước cốt lá dứa, 40 gram bột gạo, 60 gram bột năng, 2 muỗng đường, ¼ muỗng muối và tô và khuấy đều cho đến khi bột tan hoàn toàn.
- Trộn hỗn hợp gồm 100ml nước cốt dừa, 40 gram bột gạo, 60 gram bột năng, 2 muỗng đường và 50ml nước lọc rồi khuấy đều.
- Để bột nghỉ trong khoảng 30 phút.
Công đoạn 3: Khuấy bột
- Nấu sôi 150ml nước lọc. Khi nước đã sôi, bạn dần hạ lửa xuống mức nhỏ nhất và đổ hỗn hợp bột cốt dừa vào, vừa đổ vừa khuấy đều ta, khi thấy bột đã sánh lại thì ngừng.
- Tắt bếp và nhấc nồi rồi tiếp tục khuấy bột cho đến khi bột đặc sệt lại.
- Tiếp tục thực hiện 2 thao tác trên với bột lá dứa.
Công đoạn 3: Đổ khuôn cho bột và hấp bánh
- Đổ một lớp bột lá dứa vào khuôn silicon lớn, sau đó lại đổ một lớp bột cốt dừa lên trên.
- Dùng muỗng để hòa đều 2 phần bột vào nhau, tạo thành bề mặt có vân xanh trắng đẹp mắt.
- Cho khuôn vào xửng và hấp trong khoảng 15 – 17 phút.
- Sau khi bánh đã chín, bạn lấy bánh ra và để bánh nguội hoàn toàn. Sau đó, bạn cần bảo quản bánh trong tủ lạnh từ 4 – 12 tiếng để bánh có độ kết đúng chuẩn với độ dẻo giòn vừa vặn.
Công đoạn 4: Nấu nước cốt dừa và đường thốt nốt
- Nấu 250ml nước, 250 gram đường thốt nốt, 10 gram gừng trong khoảng 10 – 13 phút với lửa vừa.
- Khi đường đã tan hết, bạn cho thêm 1 bó lá dứa vào và nấu trong khoảng 1 phút rồi tắt bếp.
- Đun sôi hỗn hợp gồm 200ml nước cốt dừa, ⅔ muỗng canh đường, ¼ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tinh bột bắp. Trong quá trình đun nóng, bạn cần khuấy hỗn hợp liên tục cho đến khi hỗn hợp sôi.
- Khi nồi nước đã sôi, bạn hạ lửa nhỏ dần rồi khuấy đều tay thêm khoảng 1 phút và tắt bếp.
Như vậy là bạn đã chế biến xong tất cả những thành phần cần thiết cho món bánh này. Lúc này, bạn chỉ cần cắt bánh nhỏ thành từng miếng vừa ăn, chan nước cốt dừa vào và rắc lên một ít mè thơm là xong.
Gợi ý một số địa chỉ thưởng thức bánh đúc nổi tiếng
Nếu bạn đang muốn “đổi gió” và trải nghiệm thử món bánh truyền thống ở những hàng quán nổi tiếng, đừng quên lưu lại địa chỉ sau đây nhé!
Bánh đúc nóng Thích Quảng Đức
- Địa chỉ: 100/14, Thích Quảng Đức, P.5, Q. Phú Nhuận, TP. HCM
- Thời gian: Từ khoảng 11h trưa cho đến khi hết bánh.
Quán bánh này nằm lọt thỏm trong một con hẻm nhỏ, với vài cái bàn con, chỉ vừa đủ chỗ cho 9 – 10 người khách nhưng vẫn luôn đông đúc, nhộn nhịp trong suốt 10 năm nay. Món bánh đúc ở đây thơm lừng, dẻo quánh và luôn được giữ nóng trên bếp. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn hương vị dân dã thân thuộc của món bánh truyền thống quê hương.
Bánh đúc nóng Bà Già
- Địa chỉ: 76 Cửu Long, P.15, Q.10, TPHCM
- Thời gian: 14:00 – 19:00.
Nếu bạn đang tìm kiếm một quán bánh đầy ụ topping với mức giá “hạt dẻ”, đây sẽ là một lựa chọn vô cùng phù hợp. Quán này có chỗ ngồi khá rộng rãi, thoải mái. Một tô bánh ú với đầy đủ những món ăn kèm đủ sức “cứu đói” cho bạn vào những ngày cuối tháng đợi lương.
Bánh đúc nóng Phan Đăng Lưu
- Địa chỉ: 116/2/3 đường Phan Đăng Lưu, P.3, Q.Phú Nhuận
- Thời gian: 14:00 – 18:30.
Bánh đúc nóng Phan Đăng Lưu vốn đã là một địa điểm rất nổi tiếng với những tín đồ đam mê ẩm thực. Điểm ấn tượng nhất ở quán ăn này chính là hương vị món ăn có sự hòa quyện hoàn hảo, bánh dẻo đúng độ, hành phi giòn tan và nước mắm bắt vị.
Bánh đúc mắm tôm Cô Minh
- Địa chỉ: 27/1 đường CMT8, P.5, Q.Tân Bình, TPHCM
- Thời gian: 15:00 – 18:00.
>>>>>Xem thêm: Bào ngư làm món gì ngon? 9 Cách chế biến món ngon từ bào ngư
Đây có lẽ sẽ là quán bánh “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn. Thay vì ăn bánh với nước mắm quen thuộc, bạn sẽ được trải nghiệm sự kết hợp giữa bánh đúc và mắm tôm – nghe có vẻ lạ nhưng hương vị lại ngon không tưởng. Một chén bánh có giá chỉ 3.000 VNĐ, bên trong thành phần bánh sẽ có một chút đậu phộng béo và thơm, kích thích vị giác.
Với những chia sẻ như trên, tamsublog.edu.vn hy vọng rằng bạn đã biết cách tự làm cho mình một dĩa bánh đúc ngon và chuẩn vị. Và nếu bạn muốn trải nghiệm thêm nhiều kiểu chế biến bánh khác nhau, hãy tham khảo những địa chỉ mà tamsublog.edu.vn đã giới thiệu nhé!