Củ kiệu là một món ăn ngon có hương vị đặc trưng thường có mặt trên mâm cơm gia đình, đặc biệt là mâm cỗ ngày Tết. Củ kiệu muối có vị chua ngọt, giòn ruộm thường được ăn cùng thịt kho, bánh chưng hoặc bánh tét tạo cảm giác không ngấy khi ăn. Để làm món củ kiệu trắng tinh và ngon chuẩn vị hãy cùng tamsublog.edu.vn Blog tìm hiểu ngay 4 cách làm củ kiệu chua ngọt, trắng giòn, cực ngon đơn giản tại nhà dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: 4 Cách làm củ kiệu chua ngọt, trắng giòn, cực ngon đơn giản tại nhà
1. Cách làm củ kiệu muối chua truyền thống đơn giản nhất
Củ kiệu muối chua là món ăn khá quen thuộc đối với nhiều người. Việc muối kiệu không quá khó nhưng để món kiệu được thơm ngon chuẩn vị bạn đừng bỏ qua cách làm củ kiệu muối chua đơn giản dưới đây.
Nguyên liệu làm củ kiệu truyền thống
- Tro bếp
- Phèn chua (hay vôi)
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Kiệu được rửa sạch và ngâm với nước tro bếp trong khoảng 12 giờ. Bạn có thể thay thế bằng nước muối, thời gian ngâm sẽ ngắn hơn để kiệu không bị quá mặn.
- Sau khi ngâm xong bạn vớt kiệu ra rửa lại với nước sạch và tiến hành cắt bỏ phần rễ và đuôi.
Bước 2: Ngâm kiệu
Cho củ kiệu vào ngâm trong thau nước phèn chua đã chuẩn bị, phèn chua sẽ làm cho kiệu trắng hơn. Bạn có thể ngâm bằng nước vôi thay cho phèn chua nhưng nhớ điều chỉnh liều lượng cho phù hợp nhé.
Bước 3: Phơi nắng
Đem kiệu đã ngâm phèn chua ra rửa sạch lại với nước và phơi với nắng nhẹ cho ráo nước. Kiệu sau khi được phơi xong, bạn cần gọt bỏ rễ, lớp màng bên ngoài của củ kiệu, đầu kiệu và làm sạch các bụi bẩn một lần nữa rồi bắt đầu trộn gia vị.
Bước 4: Ướp kiệu
- Tiếp theo bạn cho đường và muối vào trộn đều cùng củ kiệu. Lượng đường và muối bạn có thể cân chỉnh sao cho phù hợp với khẩu vị. Ngoài ra bạn cũng có thể thêm vào hỗn hợp một ít giấm để tạo vị chua mong muốn cho món kiệu.
- Chuẩn bị hũ thuỷ tinh và xếp kiệu vào. Bạn có thể ngâm kiệu cùng với một ít củ cải đỏ, ớt và tỏi để món kiệu thêm hấp dẫn và bắt mắt nhé!
Bước 5: Thành phẩm
Củ kiệu muối chua theo cách truyền thống khá đơn giản và dễ làm. Củ kiệu trắng giòn, hương thơm đặc trưng, vị chua nhẹ.
2. Cách làm củ kiệu chua ngọt ngâm đường trắng giòn cho ngày Tết
Sau đây là một số mẹo hay và cách làm món củ kiệu chua ngọt ngâm đường trắng giòn cho ngày Tết bạn có thể tham khảo.
Nguyên liệu làm củ kiệu chua ngọt ngâm đường
- 1 kg Củ kiệu
- 400g Đường
- 500 ml Giấm ăn
- 1 muỗng cà phê Phèn chua
- Muối
Các bước chế biến
Bước 1: Ngâm củ kiệu
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một tô nước có pha một muỗng cà phê phèn chua và 100g muối, tiếp theo cho kiệu vào ngâm trong hỗn hợp khoảng 12 giờ. Sau khi ngâm xong bạn lấy kiệu ra và rửa sạch lại với nước nhiều lần.
Tips:
- Bạn có thể thay hỗn hợp muối và phèn chua bằng nước tro pha muối, nước vo gạo hoặc nước vôi trong.
- Việc ngâm kiệu qua đêm trong nước muối sẽ làm giảm bớt vị hăng của kiệu đồng thời loại bỏ bớt các chất bẩn và giúp kiệu giòn hơn.
Bước 2: Cắt củ kiệu
Củ kiệu sau khi được rửa sạch, bạn dùng dao cắt bỏ phần rễ, ngọn và lớp vỏ lụa bên ngoài rồi cho vào rổ hoặc khay để ráo nước.
Tips: Bạn lưu ý không nên cắt quá sâu phần rễ sẽ làm cho kiệu dễ bị ngấm nước và không còn giòn.
Bước 3: Ướp và phơi kiệu
Kiệu sau khi đã sơ chế xong, bạn cho vào tô trộn đều cùng với 300g đường. Sau đó dùng mâm lớn để trải đều kiệu ra và đem phơi dưới nắng nhẹ hoặc bóng râm khoảng 3 – 4 tiếng cho đến khi kiệu săn lại là được.
Tips:
Tham khảo ngay một số sản phẩm với giá ưu đãi tại
- Khi phơi bạn nên thường xuyên đảo kiệu để đường được thấm đều.
- Hạn chế phơi kiệu ở những nơi nắng to vì sẽ làm kiệu mau héo và không ngon khi muối.
- Nên dùng màn mỏng che chắn kỹ khi phơi để tránh bụi bẩn rơi vào kiệu.
Bước 4: Pha nước ngâm kiệu
Đun sôi hỗn hợp gồm 100g đường, 500ml nước giấm và một muỗng cà phê muối, khuấy đều cho đến khi đường tan hết thì tắt bếp và để nguội.
Tips: Bạn nên sử dụng giấm nuôi để muối kiệu sẽ làm cho món ăn ngon hơn.
Bước 5: Muối kiệu
Chuẩn bị hũ thuỷ tinh và xếp kiệu đã ướp đường vào. Khi hỗn hợp nước ngâm nguội bạn cho từ từ vào hũ rồi đậy nắp lại ngâm trong vòng 2 -3 ngày là có thể ăn được.
Tips: Bạn nên làm sạch hũ thuỷ tinh bằng cách rửa sạch và chần qua nước sôi.
Tìm hiểu thêm: 5 Cách nấu xôi lạc thơm ngon, béo ngậy, dễ làm tại nhà
Bước 6: Thành phẩm
Củ kiệu muối chua ngọt ngâm đường sau khi hoàn thành sẽ có màu trắng tươi và giòn rượm, vị chua nhẹ. Bạn có thể ăn kèm thịt kho, bánh chưng, bánh tét,…
3. Cách làm củ kiệu ngâm nước mắm đường
Thêm một cách làm củ kiệu nữa cũng vô cùng hổ biến đó là củ kiệu ngâm nước mắm đường. Với những nguyên liệu và cách làm đơn giản ai cũng có thể làm, bạn nên thử làm ngay nhé!
Nguyên liệu làm củ kiệu ngâm nước mắm
- Củ kiệu tươi 500g
- 1 củ Cà rốt
- 2/3 chén Giấm
- 150ml Nước mắm
- 200g Đường
- 2 muỗng canh Muối
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Kiệu được rửa sơ qua nước để loại bỏ bụi bẩn, tiếp theo bạn cho kiệu vào thau với một muỗng canh muối. Cho một lượng nước ấm vừa đủ vào thau sao cho nước sâm sấp mặt kiệu là được và ngâm kiệu trong vòng 2 tiếng.
- Sau khi ngâm xong, bạn dùng dao cắt bỏ phần rễ và bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài của kiệu rồi ngâm trong một thau nước lạnh khác.
- Bạn vớt kiệu ra và rửa lại với nước vài lần rồi đem phơi nắng.
- Cà rốt bạn gọt sạch vỏ và rửa lại với nước, sau đó cắt khúc vừa ăn có độ dày khoảng ⅓ lóng tay. Bạn có thể rửa cà rốt chung với nước muối pha loãng của củ kiệu hoặc nước muối pha riêng khoảng 4 – 5 phút là được.
Bước 2: Phơi củ kiệu
Trải kiệu ra mâm hoặc rổ rồi đem phơi dưới nắng nhẹ cho đến khi kiệu ráo và cân còn khoảng 250g là được.
Tips: Bạn không nên phơi kiệu dưới nắng quá gắt sẽ làm cho kiệu dễ bị khô và teo tóp lại dẫn đến món kiệu sau khi hoàn thành sẽ không giòn và ngon.
Bước 3: Làm mắm đường
Chuẩn bị một cái nồi sạch, cho vào 150ml nước mắm và 250g đường rồi đun với lửa nhỏ. Khuấy đều cho đường tan hết rồi tắt bếp, để nguội.
Bước 4: Ngâm củ kiệu với giấm
- Bạn hãy dùng dao tiếp tục gọt hết phần rễ và lớp màng bên ngoài còn sót lại của củ kiệu.
- Sau đó, bạn cho kiệu và ⅔ chén giấm vào tô ngâm khoảng 3 – 4 phút rồi vớt ra và để ráo.
Tips: Ngâm kiệu với nước giấm pha loãng sẽ làm cho kiệu trắng và giòn, khi ăn sẽ có vị chua nhẹ
Bước 5: Xếp củ kiệu vào hũ thủy tinh
- Đầu tiên, bạn chuẩn bị hũ thuỷ tinh để ngâm kiệu, lưu ý hũ phải được rửa sạch và chần qua nước nóng để khô ráo trước khi ngâm kiệu nhé.
- Tiếp đến, bạn tiến hành xếp kiệu vào hũ và cho nước mắm đường đã để nguội vào ngâm cùng.
- Đậy nắp và để nơi thoáng mát khoảng 7 – 10 ngày là ăn được.
Tips: Khi kiệu đã ăn được, bạn nên bảo quản kiệu trong ngăn mát tủ lạnh để dùng được lâu hơn, thời gian sử dụng có thể kéo dài đến 6 tháng.
Bước 6: Thành phẩm
Củ kiệu ngâm nước mắm đường có nước ngâm vàng óng từ nước mắm và đường, củ kiệu giòn hơi hăng và cay nồng đặc trưng hoà quyện với vị mặn ngọt của nước mắm đường tạo nên món ăn vô cùng hấp dẫn.
4. Cách làm củ kiệu cà rốt, đu đủ lạ miệng
Nếu bạn đang tìm kiếm một món dưa kiệu muối mới có hương vị mới lạ thì đừng bỏ qua món củ kiệu muối cùng cà rốt và đu đủ sau đây nhé!
Nguyên liệu làm củ kiệu cà rốt, đu đủ
- 500g Củ kiệu
- 1 quả Đu đủ xanh
- 2 củ Cà rốt
- 300ml Nước mắm
- 200g Đường cát
- 100g Đường phèn
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế củ kiệu
- Củ kiệu bạn cắt bỏ phần rễ và vỏ mỏng bên ngoài rồi rửa sạch bằng nước. Sau đó ngâm kiệu với nước tro khoảng 10 – 12 tiếng. Kiệu được ngâm trong nước tro sẽ trắng hơn và giảm bớt mùi hăng. Nếu không có tro bạn có thể thay bằng muối nhé
- Sau khi ngâm nước tro xong, bạn tiếp tục pha thêm 3 muỗng cà phê muối cùng với 1.5L nước rồi cho kiệu vào ngâm trong 6 tiếng nữa. Sau đó bạn dùng dao gọt sạch phần rễ còn lại và cho kiệu vào ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút. Cuối cùng rửa kiệu lại với 3 lần nước.
- Sau khi rửa xong bạn trải kiệu ra vỉ tre và đem phơi nắng nhẹ trong khoảng 2 ngày.
Tips:
- Tránh ngâm kiệu trong nước muối quá lâu sẽ làm cho kiệu bị mặn.
- Không nên cắt bỏ rễ kiệu quá sâu sẽ làm cho kiệu nhanh mềm và dễ nổi bọt khi ngâm với đường hoặc nước mắm.
- Bởi vì lớp mầm chồi xanh bên trong củ kiệu rất mỏng vì vậy bạn nên phơi nắng ngay để ngăn mầm mọc lên nhanh.
- Không nên dùng đồ nhựa để phơi kiệu sẽ ảnh hưởng đến mùi thơm của kiệu
Bước 2: Sơ chế đu đủ và cà rốt
- Đối với đu đủ, bạn cắt bỏ phần cuống và chờ khoảng 5 – 7 phút cho phần mủ ra hết.
- Sau đó, tiếp tục bổ đôi quả đu đủ và nạo bỏ phần hạt bên trong. Dùng dao 2 lưỡi gọt sạch lớp vỏ xanh bên ngoài rồi cắt đu đủ thành miếng mỏng vừa ăn.
- Đối với cà rốt, bạn gọt vỏ và rửa sạch rồi tỉa hoa, thái mỏng thành miếng vừa ăn.
- Tiếp theo, bạn pha khoảng 1L nước và một muỗng cà phê muối rồi cho đu đủ và cà rốt vào ngâm khoảng 10 phút.
- Sau khi ngâm xong, bạn vớt ra rửa lại với nước 3 lần và đem phơi khoảng 1 ngày nắng.
Bước 3: Làm nước mắm đường
- Cho 100g đường phèn và 300ml nước mắm vào nồi khuấy đều cho đường tan bớt, sau đó bắc nồi lên bếp đun với lửa nhỏ cho đến khi đường tan hoàn toàn.
- Tiếp tục cho thêm 200g đường cát vào hỗn hợp và khuấy đều. Sau khi hỗn hợp đường tan hết, đun hỗn hợp nước mắm với lửa nhỏ liu riu trong khoảng 8 phút rồi tắt bếp để nguội.
Tips:
- Bạn nên giã nhuyễn đường phèn trước để đường mau tan hơn.
- Không nên cho nước vào hỗn hợp mắm đường để củ kiệu được bảo quản lâu hơn.
Bước 4: Ngâm kiệu trong hủ thủy tinh
- Trước khi ngâm bạn nên cho tất cả nguyên liệu vào hộp nhựa và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 đêm.
- Chuẩn bị lọ thuỷ tinh, chần qua nước sôi và để ráo. Tiếp theo, bạn xếp lần lượt củ kiệu vào lọ thuỷ tinh theo vòng tròn, sau đó xếp xen kẽ cà rốt và đu đủ với nhau.
- Sử dụng 2 thanh tre nhỏ để đặt lên bề mặt và nên đặt chéo qua nhau, sau đó đổ nước mắm vào.
- Thông thường sau khoảng 5 ngày hỗn hợp ngâm sẽ ra rất nhiều nước. Để kiệu giữ được lâu, bạn nên chắt phần nước ngâm ra đun trong khoảng 7 phút rồi để nguội và cho vào lại.
Tips:
- Cho các nguyên liệu vào tủ lạnh sẽ giúp cho kiệu được giòn và ngon hơn.
- Không nên dùng lọ có kích thước quá to để muối vì khi sử dụng sẽ làm cho kiệu nhanh bị hư hơn.
- Đảm bảo phần kiệu luôn ở dưới phần nước ngâm, như vậy kiệu sẽ không bị thâm và bảo quản được lâu hơn.
- Bạn nên cho hủ kiệu ngâm vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản lâu hơn, tránh bị chua.
Bước 5: Thành phẩm
Củ kiệu ngâm với đu đủ và cà rốt sau khi ngâm khoảng 10 ngày là có thể ăn được. Món ăn có hương vị đậm đà, giòn ngon bạn có thể dùng với cơm trắng cũng khá bắt cơm đấy.
>>>>>Xem thêm: 10 Cách làm Tokbokki (bánh gạo Hàn Quốc) ngon, đơn giản tại nhà
Một số lưu ý khi làm củ kiệu tại nhà
- Khi rửa kiệu, hãy làm nhẹ tay và không nên tách lớp vỏ bên ngoài hoặc cắt bỏ phần gốc. Chỉ rửa sạch kiệu khỏi bụi bẩn và đất, cát.
- Khi ngâm kiệu trong khoảng 24 giờ, phải đảm bảo nước ngâm phủ đều mặt kiệu, không nên dùng quá ít nước.
- Nên chọn dụng cụ phơi kiệu có khả năng thấm hút nước.
- Đảm bảo nước giấm đường thật nguội trước khi đổ vào hũ muối kiệu.
Trên đây là 4 cách làm củ kiệu chua ngọt, trắng giòn, cực ngon đơn giản tại nhà. Bạn hãy lưu lại và áp dụng để nấu cho gia đình mình nhé. Đừng quên ghé thăm sàn thương mại uy tín tamsublog.edu.vn để mua sắm những nguyên liệu tươi ngon cũng như những thiết bị gia dụng và nhiều sản phẩm chất lượng với giá ưu đãi mỗi ngày.
- Bếp điện từ đơn, đôi, mini chính hãng, an toàn, bền đẹp
- Nồi chiên không dầu Philips, LocknLock, Camel chính hãng, giá tốt, giao nhanh 2h