5 Cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà nhanh, đơn giản

5 Cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà nhanh, đơn giản

Cách làm dầu dừa tại nhà không quá phức tạp, bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, áp dụng đúng các bước thực hiện chi tiết là sẽ có ngay thành phẩm chất lượng. Tuy nhiên, công thức làm dầu dừa lạnh và nóng là hoàn toàn khác nhau. Cùng tamsublog.edu.vn tham khảo các hướng dẫn cụ thể để chế biến đơn giản ngay tại nhà bạn nhé!

Bạn đang đọc: 5 Cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà nhanh, đơn giản

  • Dầu dừa ép lạnh: Màu sắc điển hình là trắng trong suốt.
  • Dầu dừa nóng nấu thủ công: Màu sắc điển hình là màu vàng nhạt hoặc vàng sẫm.

Sở dĩ dầu dừa nóng nấu thủ công có màu ngả vàng là vì đã được tách bỏ tạp chất và nước thông qua quá trình đun sôi. Sự tác động từ nhiệt làm cho nguyên liệu chuyển màu khác với ban đầu. 

Nhận biết qua mùi hương

  • Dầu dừa ép lạnh: Dầu dừa ép lạnh có mùi hương dừa dịu nhẹ hơn.
  • Dầu dừa nóng nấu thủ công: Mùi hương hơi nồng (có nhiều loại dầu dừa nóng nấu thủ công không đúng lửa, khi để lâu khoảng 1 – 2 tháng thường sẽ có mùi hắc rất khó chịu).

Cách chiết xuất

Quá trình chiết xuất hai loại dầu dừa này hoàn toàn khác nhau. Khi chiết lấy nguyên liệu theo cách thủ công truyền thống sẽ có 2 trường hợp:

Trường hợp 1

Dầu dừa có mùi rất thơm và ngọt (đôi khi còn thơm đến nồng nặc). Thành phẩm này là do đun không đủ lâu và ít lửa nên chưa chín tới, các tạp chất, nước vẫn chưa bay hơi hết, nên không thể gọi là nguyên chất 100%. Điều này sẽ có lợi cho cơ sở sản xuất vì dung tích trong chai (ml) thực sự thấp hơn dung tích ghi trên nhãn (do có thêm phần tạp chất và nước). Cũng bởi lượng dầu dừa còn chứa nước và tạp chất nên thời hạn bảo quản thường ngắn, chỉ sau khoảng 3 tuần đã bắt đầu có dấu hiệu hỏng với mùi hắc rất khó chịu.

Trường hợp 2

Dầu dừa đun lửa đã đủ thời gian và tách được hoàn toàn lượng nước cùng tạp chất trong thành phần Thời hạn thành phẩm rất cao (có thể hơn 3 năm). Tuy nhiên, khi dùng lửa để tách bỏ một vài thành phẩm, mùi thơm cũng sẽ giảm hẳn do bay hơi gần hết trong quá trình chiết xuất. Ngoài ra, vò dùng nhiệt khi nấu nên có thể bay hơi rất nhiều Vitamin E. Vì vậy, hiệu quả mang lại trong việc làm mịn da, dưỡng tóc bị giảm đáng kể. Hơn nữa, đun nhiệt độ để tách dầu dừa còn làm giảm hàm lượng Acid Lauric (chiếm 47,5% trong dầu dừa) (tác dụng chính là giúp cân bằng độ pH ở da, làm chậm quá trình lão hóa da, dưỡng ẩm, ngăn ngừa),

Đánh giá chung thì dầu dừa được làm theo cách ép nóng thủ công có ưu điểm là dễ thực hiện. Bạn hoàn toàn có thể làm ngay tại nhà vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, nhược điểm là rất mất công sức, thời gian trong khi lượng dầu dừa còn lại bị hao hụt vì dùng nhiệt làm bay hơi.

Đối với cách chiết xuất dầu dừa bằng cách ép lạnh, công đoạn sẽ yêu cầu nhiều hơn so với phương pháp thủ công truyền thống. Tuy nhiên, trong phương pháp này, cơm dừa được ép chậm rãi để không làm tăng nhiệt độ. Do đó, thành phẩm cuối cùng vẫn giữ được độ trong tinh khiết cùng mùi thơm tự nhiên như ban đầu. Nói cách khác, phương pháp ép lạnh sẽ giúp thu được dầu dừa dầu dừa hoàn toàn nguyên chất, không pha lẫn nước hay tạp chất, đi kèm với đó, thời gian sử dụng cũng sẽ lâu hơn nhiều so với việc ép nóng.

5 Cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà nhanh, đơn giản

Mỗi cách làm dầu dừa sẽ cho ra thành phẩm khác nhau (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn cách làm dầu dừa nóng tại nhà 

Bạn có thể áp dụng cách làm dầu dừa nóng tại nhà theo nhiều công thức đa dạng khác nhau, cụ thể như sau:

Cách làm dầu dừa nóng bằng nồi cơm điện

Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

  • Dừa khô nạo sẵn: 500gr.
  • Nước sôi: 500ml
  • Rây lược hoặc vải mùng.
  • Thìa/đũa dùng để khuấy.
  • Lọ thủy tinh dùng để đựng dầu dừa thành phẩm.
  • Nồi cơm điện.

Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Nạo dừa rồi đem ngâm cùng với 500ml nước sôi trong vòng khoảng 15 – 30 phút cho đến khi nguyên liệu ngấm nước.
  • Bước 2: Sau thời gian ngâm thì đem lọc và vắt thật kỹ phần dừa nạo để thu được nhiều lượng nước cốt nhất có thể, sau đó lược qua rây và chuẩn bị mang đi nấu.
  • Bước 3: Cho lượng nước cốt dừa vừa mới lấy được cho vào nồi cơm điện, nhấn nút Nấu trên thiết bị và đun sôi.
  • Bước 4: Sau 40 phút, phần nước cốt dừa sẽ tương đối sệt và bắt đầu tách dầu, lúc này hãy đậy hờ nắp nồi cơm điện để đảm bảo dầu không bị bắn ra ngoài, sau đó nấu thêm khoảng 20 phút.
  • Bước 5: Khi phần xác dừa cô đặc, đọng dưới đáy nồi cơm điện và bắt đầu có màu nâu cánh gián, phần dầu thoảng mùi thơm thì có thể ngắt điện.
  • Bước 5: Tiến hành tách chiết phần dầu dừa thu được vào bát sạch hoặc hũ đựng bằng thủy tinh rồi mang đi bảo quản.

Cách làm dầu dừa bằng chảo

Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ 

  • Cùi dừa già: 4 – 8 quả.
  • Chảo để nấu dầu dừa.
  • Túi hoặc khăn thưa.

Bạn nên căn cứ vào số lượng dầu dừa muốn làm để chọn mua đủ nguyên liệu. Theo đó, người chế biến nên ưu tiên lựa dừa già, phần cơm cứng, dày, có thể tự nạo hoặc mang đến tiệm. 

Hướng dẫn thực hiện

  • Bước 1: Ép lấy nước cốt dừa từ phần nguyên liệu đã nạo được bằng cách sử dụng một cái túi hay khăn thưa (Khi ép, bạn cần vặn tay thật chặt sao cho lấy hết nước cốt, ngoài ra để không bị lẫn tạp chất, nên lọc nước cốt bằng một rây nhỏ trước khi mang đi nấu).
  • Bước 2: Đặt một cái chảo lên bếp, nên chọn chảo có đáy phẳng để đảm bảo nhiệt lượng tỏa đều, tập trung làm nóng nhanh hơn.
  • Bước 3: Đổ nước cốt dừa vào chảo và đun trên lửa lớn, đồng thời nên thường xuyên khuấy khi đang đun, đun trong vòng khoảng từ 45 – 90 phút tùy theo độ lửa cho đến khi sánh lại. 
  • Bước 4: Đổ chảo dầu dừa vào một dụng cụ lọc đã chuẩn bị sẵn để tiến hành tách dầu với lớp cặn.
  • Bước 5: Cuối cùng cho thành phẩm dầu dừa vào hũ đựng để bảo quản.

Cách nấu dầu dừa bằng máy ép dầu

Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

  • Dừa già (càng già càng tốt): 1 trái.
  • Nước sạch (có thể nóng hoặc lạnh): 1 lít.
  • Máy ép dầu.

Sơ chế dừa

Bạn cạo sạch vỏ ở cùi dừa rồi cắt thành nhiều miếng nhỏ và cho vào lò vi sóng ở mức nhiệt độ thấp để tiến hành sấy khô (để từ 4 – 8 tiếng, tùy theo việc thái dừa và mức độ khô của nguyên liệu). Mục đích của việc sấy khô là giúp làm tăng nồng độ thành phẩm dầu dừa về sau. Tuy nhiên, bạn cũng có thể không sử dụng cách này, thay vào đó hãy thái nhỏ dừa và xay mịn rồi tiến hành vắt nước cốt.

Sơ chế dừa

Bạn cho dừa đã được sấy khô vào máy ép dầu để chắt lấy phần dầu (cố gắng ép thật kỹ và chặt, kết hợp ép đi ép lại nhiều lần để có thể lấy hết toàn bộ tinh chất bên trong, tránh tình trạng lãng phí).

Dùng máy ép dầu để chiết xuất dầu dừa

Sau khi ép xong, bạn cho thành phẩm ban đầu vào trong hộp thủy tinh và đặt ở nhiệt độ phòng trong vòng 1 ngày 1 đêm đến khi phần sữa lắng đọng xuống đáy bình, phần dầu dừa nguyên chất nhẹ hơn đã nổi lên trên cùng.

Sử dụng và bảo quản

Bạn dùng thìa thu phần thành phẩm dầu dừa ra bỏ vào lọ thủy tinh sạch và sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho hỗn hợp này vào ngăn mát của tủ lạnh, chờ 1 thời gian đến khi dầu dừa quánh lại thì dùng thìa múc ra. 

Cách làm dầu dừa ép lạnh nguyên chất tại nhà 

Nguyên liệu nấu dầu dừa lạnh 

  • Cơm dừa già: Lấy từ 1 trái dừa già.
  • Nước sôi vẫn đang còn nóng.
  • Dụng cụ: Máy xay sinh tố, khăn vải và hũ thủy tinh.

Các bước làm dầu dừa lạnh đơn giản, tại nhà

  • Bước 1: Xay cơm dừa cùng với nước nóng bằng máy xay sinh tố sao cho thật đều.
  • Bước 2: Lấy khăn vải lọc lấy phần nước cốt và bỏ đi phần bã, sau đó ép hết tinh dầu bằng cách vắt nhiều lần thật mạnh.
  • Bước 3: Cho toàn bộ nước cốt dừa đã được ép vào một hũ thủy tinh rồi đậy kín, sau khoảng một ngày, nước cốt dừa sẽ tự động tách để cho ra một lớp trắng đục trên bề mặt.
  • Bước 4: Tiếp tục cho hũ nước cốt dừa thu được vào tủ lạnh khoảng 2 – 3 giờ, khi lớp trắng đục tự động đông lại, hãy bỏ đi toàn bộ lớp này và phần còn lại trong hũ thủy tinh chính là thành phẩm tinh dầu dừa.

Tìm hiểu thêm: 8 Cách nấu cháo gà thơm ngon, bổ dưỡng, đơn giản tại nhà

5 Cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà nhanh, đơn giản
Cách làm dầu dừa cực đơn giản có thể thử ngay tại nhà (Nguồn: Internet)

Cần lưu ý điều gì khi bảo quản dầu dừa?

Để bảo quản dầu dừa được lâu và giữ được tối đa dưỡng chất, bạn không nên bỏ qua một số lưu ý quan trọng sau:

  • Nhiệt độ: Khi dầu dừa ở dạng lỏng, nhiệt độ bảo quản tốt nhất là từ 18 – 25 độ C (theo nhiệt độ phòng). Ngược lại, đối với dầu dừa ở dạng rắn, tốt nhất là nên bảo quản ở mức 1 – 8 độ C trong ngăn mát tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng.
  • Ánh sáng mặt trời: Dầu dừa rất dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao bất kể ở thể rắn hay thể lỏng. Vì thế, bạn tuyệt đối không được để nguyên liệu này tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc bảo quản những nơi có nhiệt độ quá cao.
  • Dụng cụ bảo quản sạch: Bạn phải đảm bảo rằng dụng cụ dùng để bảo quản dầu dừa như hũ, chai đựng thuỷ tinh,… đã được lau khô và khử trùng sạch sẽ. Điều này là thực sự quan trọng để tránh nguyên liệu bị mốc, hư hỏng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi dùng.
  • Thời gian bảo quản dầu dừa: Đối với dầu dừa tự làm tại nhà, tốt nhất bạn chỉ nên dùng trong 2 năm.

5 Cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà nhanh, đơn giản

>>>>>Xem thêm: 5 Cách làm tỏi đen đơn giản tại nhà, cực tiết kiệm

Lưu ý bảo quản dầu dừa đúng cách để kéo dài thời gian sử dụng và giữ nguyên tối đa lượng dưỡng chất (Nguồn: Internet)

Trên đây là tổng hợp tất cả những chia sẻ hữu ích về công thức cách làm dầu dừa đơn giản và nhanh gọn ngay tại nhà. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã cập nhật thêm nhiều kinh nghiệm để tự tay làm nên loại nguyên liệu tốt cho sức khỏe. Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm, hãy truy cập tamsublog.edu.vn.vn để tham khảo và mua hàng. Với nhiều tính năng độc đáo, thao tác mua hàng đơn giản và rất nhiều khuyến mãi hấp dẫn, tamsublog.edu.vn hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *