Bánh tráng trộn là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người, nhất là giới trẻ. Thế nhưng, mua ngoài hàng quán đôi khi sẽ khiến bạn lo lắng về chất lượng cũng như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Để thưởng thức món ngon yêu thích một cách trọn vẹn nhất, bạn hãy tự làm món ăn này tại nhà. Bài viết sau tamsublog.edu.vn Blog sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm bánh tráng trộn cùng nước sốt ngon đơn giản chuẩn vị ngoài hàng.
Bạn đang đọc: Cách làm bánh tráng trộn đơn giản, nước sốt ngon chuẩn vị tại nhà
>>>Xem thêm:
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cắt bánh tráng thành từng sợi dài.
- Xoài xanh rửa sạch, gọt bỏ vỏ và bào thành sợi nhỏ.
- Hành lá rửa sạch và cắt nhỏ. Sau đó, cho dầu ăn vào chảo, bật bếp và làm nóng dầu ăn rồi cho hành lá vào xào sơ và đổ ra chén riêng.
- Rau răm rửa sạch và cắt nhỏ.
- Trứng cút luộc chín và bóc bỏ. Để trứng cút dễ bóc vỏ hơn, bạn đừng quên cho vài lát chanh vào nồi khi luộc trứng.
Bước 2: Trộn bánh tráng
- Cho bánh tráng vào một tô lớn.
- Cho rau răm, xoài bào sợi, ruốc khô, khô bò đen, khô bò, khô mực, sa tế, muối tôm, đậu phộng và vắt thêm 1 quả tắc.
- Rưới mỡ hành, nước khô bò đen, một chút nước từng và hành phi vào tô bánh tráng và trộn đều.
Bước 3: Trình bày thành phẩm
Cho bánh tráng trộn ra đĩa, trang trí trứng cút và rắc đậu bộng rang lên trên rồi thưởng thức. Món ăn có sự hòa quyện giữa các nguyên liệu, rau gia vị rất hấp dẫn, không thua kém gì hương vị ngoài hàng. Làm bánh tráng trộn ăn vặt kết hợp cùng cách làm trà sữa chuẩn vị đãi bạn bè thì ngon mê say.
Cách làm nước sốt bánh tráng trộn ngon như tiệm
Để trộn bánh tráng ngon cần biết cách làm nước sốt bánh tráng ngon, dưới đây là bí quyết được chia sẻ thực tế, dễ làm và áp dụng:
Nguyên liệu làm nước sốt trộn bánh tráng
- 1 thìa canh nước tương.
- 1 thìa canh giấm ăn.
- 1 thìa canh nước sốt me.
- 1 thìa cà phê đường.
- 1 thìa canh đậu phộng rang.
- Sa tế.
- Tỏi, ớt, sả băm nhuyễn.
Cách làm nước sốt bánh tráng trộn
Bước 1: Trộn các nguyên liệu
- Bạn lần lượt cho các nguyên liệu vào chén, bao gồm nước tương, giấm, đường rồi khuấy đều.
- Cho tỏi, ớt, sả đã băm nhuyễn vào hỗn hợp nước sốt.
- Khuấy đều các nguyên liệu rồi tiếp tục cho nước sốt me, đậu phộng giã nhuyễn vào nước sốt.
- Nếu bạn thích ăn cay, có thể cho thêm một lượng sa tế vừa đủ.
Bước 2: Thành phẩm
Thành phẩm nước sốt bánh tráng trộn rất sánh mịn với hương vị cuốn hút, có sự hòa quyện giữa các vị chua, cay, mặn, ngọt.
5 cách làm bánh tráng trộn phổ biến tại nhà
Dưới đây là 5 cách làm bánh tráng trộn ngon ngất ngây phổ biến với cách làm đơn giản tại nhà:
Cách làm bánh tráng trộn sa tế
Nguyên liệu
- 200g bánh tráng.
- 1 quả xoài xanh.
- Rau răm.
- Hành phi, tỏi phi.
- Sa tế.
- Muối sấy Tây Ninh.
Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Bánh tráng cắt thành sợi hoặc miếng vừa ăn.
- Xoài xanh rửa và gọt vỏ rồi bào thành sợi.
- Rau răm rửa sạch rồi cắt nhỏ.
Bước 2: Trộn bánh tráng
- Dùng bình xịt để xịt nước lên bánh tráng, giúp bánh ẩm mềm và ăn ngon hơn.
- Trộn bánh với 1 thìa canh muối xay Tây Ninh, 2 thìa canh sa tế. Bạn có nếm và thể điều chỉnh gia vị phù hợp với khẩu vị.
- Rắc hành phi, tỏi phi vào bánh tráng và tiếp tục trộn đều.
Bước 3: Trình bày thành phẩm
Bày bánh tráng trộn sa tế ra đĩa và thưởng thức. Bánh tráng dai mềm, hơi cay, có mùi vị sa tế đặc trưng hòa quyện với vị chua nhẹ của xoài xanh và rau răm thanh mát, dậy mùi.
Cách làm bánh tráng trộn mỡ hành
Nguyên liệu
- 1 xấp bánh tráng.
- 1 thìa canh nước cốt tắc.
- 2 tép tỏi.
- 1 thìa canh ruốc khô.
- Sa tế, dầu ăn, muối tôm.
- Đậu phộng rang chín.
- 200g hành lá.
- Hành phi.
Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Bánh tráng cắt miếng nhỏ.
- Hành lá rửa sạch và cắt nhỏ.
- Tỏi bóc vỏ, đập dập và băm nhuyễn. Làm nóng chảo dầu, cho tỏi vào phi thơm.
- Đậu phộng xát bỏ vỏ lụa và giã nhuyễn.
Bước 2: Làm mỡ hành
- Làm nóng chảo dầu, cho hành lá đã cắt vào đảo đều khoảng vài giây rồi đổ ra chén.
Bước 3: Trộn bánh tráng
Cho bánh tráng vào tô, thêm mỡ hành và 2 thìa canh sa tế, 1 thìa canh nước cốt tắc, xoài sợi, tỏi phi, đậu phộng, rau răm rồi trộn đều.
Tìm hiểu thêm: Cách làm thịt kho tàu mềm, ngon đậm đà, chuẩn vị
Bước 4: Trình bày thành phẩm
Bày bánh tráng trộn mỡ hành ra đĩa và thưởng thức. Bánh tráng mặn vừa hòa quyện vị cay của sa tế kết hợp vị chua của xoài, tắc, vị bùi của đậu phộng và vị béo mềm của thịt xay chắc chắn sẽ làm hài lòng vị giác của bạn.
Cách làm bánh tráng trộn khô
Nguyên liệu
- 1 xấp bánh tráng.
- 1 quả xoài xanh.
- Rau răm.
- 5 quả trứng cút.
- 20g khô bò.
- 20g khô mực xé sợi.
- 2 thìa canh ruốc khô.
- 2 thìa cà phê muối tôm.
- 2 thìa canh sa tế.
- 1 thìa canh tỏi phi.
- 1 thìa canh nước cốt tắc.
- Đậu phộng rang chín.
Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bánh tráng cắt thành sợi dài.
- Rửa xoài và gọt vỏ sau đó bào thành sợi.
- Rau răm rửa sạch rồi cắt nhỏ.
- Trứng cút luộc, lột bỏ vỏ.
- Đậu phộng xát bỏ vỏ lụa, giã nhuyễn.
Bước 2: Trộn bánh tráng
- Cho bánh tráng vào tô lớn, thêm các nguyên liệu 2 thìa canh muối tôm, 2 thìa canh ruốc khô, 2 thìa canh sa tế, 1 thìa canh tỏi phi rồi trộn đều.
- Bạn tiếp tục cho khô bò, khô mực, trứng cút, xoài, 1 thìa canh nước cốt tắc, đậu phộng vào tô bánh tráng rồi trộn đều một lần nữa.
Bước 3: Trình bày và thưởng thức
Cho bánh tráng trộn khô ra đĩa và thưởng thức. Bánh tráng dai mềm hòa quyện với các nguyên liệu và hương vị đặc trưng ăn rất vừa miệng.
Cách làm bánh tráng trộn Tây Ninh
Nguyên liệu
- 1 xấp bánh tráng.
- 1 quả xoài xanh.
- 3 quả trứng cút.
- Đậu phộng rang chín.
- Hành phi, tỏi phi.
- 1 thìa canh nước cốt tắc.
- 2 thìa cà phê ruốc khô.
- 4 thìa cà phê sa tế.
- Dầu ăn, muối tôm Tây Ninh.
Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Tham khảo ngay một số sản phẩm với giá ưu đãi tại
- Cắt bánh tráng thành sợi dài.
- Rửa xoài, gọt bỏ vỏ sau đó bào sợi.
- Rau răm rửa sạch rồi cắt nhỏ.
- Đậu phộng xát bỏ vỏ lụa rồi giã nhuyễn.
- Trứng cút luộc chín, bóc bỏ vỏ.
Bước 2: Trộn bánh tráng
- Cho bánh tráng vào tô và trộn đều cùng 2 thìa cà phê muối tôm Tây Ninh, 1 thìa canh nước cốt tắc.
- Cho các nguyên liệu xoài xanh, rau răm, 2 thìa cà phê ruốc khô, 4 thìa cà phê sa tế, đậu phộng, hành phi, tỏi phi, trứng cút vào tô bánh tráng rồi trộn đều một lần nữa.
Bước 3: Trình bày và thưởng thức
Sau khi hoàn thành món bánh tráng trộn Tây Ninh, bạn hãy bày bày tráng ra đĩa và thưởng thức. Bánh tráng có độ dai mềm vừa phải kết hợp vị mặn của muối tôm, vị cay nhẹ của sa tế, vì chua giòn của xoài và vị béo bùi của đậu phộng.
Cách làm bánh tráng trộn tắc chay
Nguyên liệu
- 5 cái bánh tráng.
- ½ quả xoài xanh.
- 25g khô chay.
- Đậu phộng rang.
- 1 thìa canh nước tương.
- 2 thìa cà phê đường.
- 1 thìa canh nước cốt tắc.
- ½ thìa cà phê sa tế.
- Muối chay.
- Hành phi.
Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bánh tráng cắt thành sợi dài.
- Xoài rửa sạch rồi gọt vỏ và bào thành sợi.
- Rau răm rửa sạch, cắt nhỏ.
- Đậu phộng xát bỏ vỏ lụa và giã nhuyễn.
Bước 2: Pha nước sốt
Cho các gia vị vào chén, bao gồm 2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê nước tương, 2 thìa cà phê nước cốt tắc, 1 ít nước lọc rồi khuấy tan hoàn toàn.
Bước 3: Trộn bánh tráng
- Cho bánh tráng vào tô và thêm các nguyên liệu gồm xoài bào sợi, khô chay, đậu phộng, rau răm, hành phi, ½ thìa cà phê sa tế, nước sốt, muối chay rồi trộn đều.
- Thêm 1 thìa cà phê nước cốt tắc vào bánh tráng để món ăn đậm vị hơn.
Bước 3: Trình bày và thưởng thức.
Bày bánh tráng trộn chay ra đĩa và thưởng thức. Món ăn đơn giản, dễ làm, thấm đều gia vị, đảm bảo thơm ngon không thua kém các món bánh tráng mặn ở trên.
>>>>>Xem thêm: 15 Cách ướp thịt nướng thơm ngon, mềm, chuẩn vị nhà hàng
TOP 10 địa chỉ mua bánh tráng trộn ngon, chất lượng nhất Sài Gòn
Bạn đang ở Sài Gòn và cuộc sống quá bận rộn khiến bạn không có thời gian để tự tay làm. Vậy thì bạn hãy đến những địa chỉ chất lượng dưới đây nhé:
Bánh tráng trộn cô Thảo
- Giá tham khảo: 10.000 – 25.000 đồng.
- Giờ mở cửa: 08:30 – 22:00.
- Địa chỉ: 90 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận 3, TPHCM.
Bánh tráng trộn cô Năm – Địa điểm ăn vặt tuổi thơ
- Giá tham khảo: 15.000 – 50.000 đồng.
- Giờ mở cửa: 06:00 – 19:00.
- Địa chỉ: 58 Lê Thị Hồng, phường 17, quận Gò Vấp, TPHCM.
Bánh tráng trộn Hòa Hảo
- Giá tham khảo: 10.000 – 25.000 đồng.
- Giờ mở cửa: 08:00 – 22:00.
- Địa chỉ: Lô S, chung cư Ngô Gia Tự, đường Hòa Hảo, quận 10, TPHCM.
Bánh tráng trộn Long
- Giá tham khảo: 10.000 – 15.000 đồng.
- Giờ mở cửa: 08:00 – 21:00.
- Địa chỉ: 34 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận 3, TPHCM.
Bánh tráng trộn chú Út
- Giá tham khảo: 15.000 – 20.000 đồng.
- Giờ mở cửa: 08:00 – 21:00.
- Địa chỉ: 240/7/6 Nguyễn Văn Luông, phường 11, quận 6, TPHCM.
Bánh tráng trộn Cống Quỳnh
- Giá tham khảo: 20.000 – 30.000 đồng.
- Giờ mở cửa: 11:30 – 22:00
- Địa chỉ: 153 Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TPHCM.
Bánh tráng Cô Tiên Xanh
- Giá tham khảo: 15.000 – 20.000 đồng.
- Giờ mở cửa: 09:00 – 21:00.
- Địa chỉ: 200 Lê Sát, phường Tân Quý, quận Tân Phú, TPHCM.
Bánh tráng trộn Chú Viên
- Giá tham khảo: 15.000 – 20.000 đồng.
- Giờ mở cửa: 15:00 – 21:00
- Địa chỉ: 38 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận 3, TPHCM.
Bánh tráng trộn Nhật Quỳnh
- Giá tham khảo: 10.000 – 20.000 đồng.
- Giờ mở cửa: 10:00 – 21:30.
- Địa chỉ: 168/15 Lê Thị Bạch Cát, phường 11, quận 11, TPHCM.
Bánh tráng trộn chợ Chiều
- Giá tham khảo: 8.000 – 20.000 đồng.
- Giờ mở cửa: 06:00 – 22:00.
- Địa chỉ: 2 kênh Tân Hóa, phường Phú Trung, quận Tân Phú, TPHCM.
Một số câu hỏi liên quan
- Bánh tráng trộn bao nhiêu calo?
Bạn thích ăn bánh tráng trộn nhưng cũng lo lắng ăn bánh tráng trộn có mập không? Trung bình, 100g sẽ cung cấp cho cơ thể 334 calo, 16g chất béo và 5g protein. Trong khi đó, lượng calo mà người trưởng thành nạp vào cơ thể mỗi ngày là từ 1500 – 2000 calo. Như vậy, nếu bạn ăn một lượng ít bánh tráng sẽ không gây tăng cân nhưng nếu ăn quá nhiều hoặc ăn vào ban đêm sẽ khiến cân nặng tăng nhanh.
- Cách bảo quản bánh tráng trộn qua đêm như thế nào?
Bánh tráng nên ăn ngay sau khi trộn để đảm bảo hương vị ngon nhất. Tuy nhiên, bánh tráng trộn chưa ăn hoặc không ăn hết và bạn muốn bảo quản qua đêm thì hãy cho vào hộp đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh. Tuy vậy, bánh tráng sau khi trộn không khuyến khích bảo quản quá lâu, tốt nhất chỉ khoảng 2 – 4 tiếng. Với những nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn nhưng chưa trộn, bạn có thể bỏ riêng từng hộp hoặc túi đựng rồi cho vào tủ lạnh và các nguyên liệu không nên để dính nước.
- Bánh tráng trộn để qua đêm có ăn được không?
Sau khi trộn, bánh tráng sẽ thấm các gia vị và nước sốt. Chỉ khoảng 1 tiếng sau đó, bánh tráng sẽ mềm nhũn và không được ngon như lúc mới trộn. Vì thế, bánh tráng bảo quản qua đêm sẽ rất khó ăn. Thậm chí một số nguyên liệu để quá lâu sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, có thể gây đau bụng, ngộ độc,… Do đó, để an toàn cho sức khỏe, bạn không nên ăn bánh tráng trộn để qua đêm.
- Bà bầu ăn bánh tráng trộn có được không?
Bà bầu có thể ăn bánh tráng trộn. Tuy nhiên, các món bánh tráng mua sẵn ngoài hàng luôn được trộn kèm rau răm, đây là loại rau không tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Bởi vậy, khi thưởng thức món ăn này, mẹ bầu lưu ý không nên ăn rau răm.
Trên đây là những cách làm bánh tráng trộn đơn giản nhất mà ai cũng có thể thành công ngay trong lần đầu thực hiện. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và trổ tài làm món ăn vặt siêu ngon này để đãi cả nhà. Đơn giản hơn, bạn chỉ cần truy cập vào tamsublog.edu.vn là có thể lựa chọn những nguyên liệu cần thiết với giá ưu đãi.